Có một nghiên cứu của Duke University năm 2006 chỉ ra thói quen chiếm tới 40% những hành động trong ngày của bạn. Có nghĩa là thói quen chi phối tới 40% cuộc sống của bạn. Thói quen tốt dẫn đến một cuộc sống tốt đẹp hơn và ngược lại.
Điều may mắn là bạn không cần phải suy nghĩ khi thực hiện thói quen, chúng ta “ có thói quen dậy sớm “ thì sẽ đỡ áp lực hơn “ phải dậy sớm “ rồi. Các hoạt động trong ngày của bạn được chia ra làm hai loại
- Việc làm ( những hành động cần suy nghĩ để làm )
- Thói quen ( những hành động không cần suy nghĩ để làm )
Để hiểu về thói quen, chúng ta cần hiểu để thông cảm cho não bộ nhé. Phần này hơi khó, các bạn chịu khó đọc một chút.
Đối với thói quen, cấu trúc não bộ của chúng ta chia ra làm hai phần : Phần thực hiện thói quen và Phần giám sát bên thực hiện thói quen, hay có thể coi là phần Bản năng và phần Lý trí.
Phần bản năng thực hiện những hành động mang tính tự động là Hạch nền đại não.
Phần lý trí giám sát phần bản năng là ở Thuỳ trán. Thùy trán là lớn nhất trong bốn thùy chịu trách nhiệm cho nhiều chức năng khác nhau. Các chức năng này bao gồm các kĩ năng như vận động tự ý, lời nói, chức năng trí tuệ và hành vi. Thuỳ trán ở con người có tỉ lệ kích thước lớn hơn tất cả các loài động vật khác trừ một số loài vượn lớn.

Thói quen của con người được hình thành bởi sự giao tiếp giữa hai vùng não này. Thói quen được thực hiện bởi Hạch nền, tạo thói quen mới và bỏ thói quen cũ được thực hiện bởi Thuỳ trán. Khi bạn thực hiện liên tục những hành động giống nhau, Thuỳ trán sẽ nhận ra và thông báo tới Hạch nền đây là thói quen để Hạch nền thực hiện.
Nhưng Thuỳ trán đảm nhiệm rất rất nhiều chức năng của cơ thể, nên khi mệt mỏi sẽ được ưu tiên nghỉ ngơi, nên sẽ không chỉ đạo mà để Hạch nền thực hiện những hành động mang tính bản năng. Điều này giải thích cho việc khi bạn bị stress bạn sẽ muốn ăn thật nhiều.
Vậy nên xây dựng được một thói quen sẽ giảm bớt công việc cho Thuỳ trán, để não bộ đỡ mệt mỏi và căng thẳng hơn. Đồng thời khi chúng ta xây dựng một thói quen, cần làm sao để Thuỳ trán “dễ chịu” nhất thì sẽ dễ thành công hơn.
Cách làm đây bạn nhé :
Không ôm đồm, hãy giới hạn số lượng thói quen bạn muốn thực hiện trong cùng một thời điểm
Thời gian để xây dựng một thói quen là từ 15- 254 ngày , trung bình là 66 ngày ( mình không nhớ nguồn nghiên cứu ). Nên ví dụ bạn muốn xây dựng 10 thói quen trong vòng 1 năm, bạn có thể làm được bằng cách thực hiện từng thói quen một. Tháng 1 bạn bắt đầu với thói quen A, sau 15 ngày khi thói quen này bắt đầu thành hình bạn sẽ bắt đầu với thói quen B, và cứ xen kẽ tiếp các thói quen. Nếu thói quen A chưa thành hình đừng vội vàng với thói quen B. Hãy nhớ Thuỳ trán rất bận rộn và dễ bị mệt mỏi stress.
Không cần xoá bỏ thói quen xấu ngay, chỉ cần giảm số lượng
Xoá bỏ thói quen cũng là việc của Thuỳ trán, nơi không thích sự thay đổi mà chỉ thích làm mọi thứ với hiệu suất cao, nhanh gọn. Vậy nên bạn không cần xoá bỏ một thói quen xấu mà hãy giảm dần số lượng , thời gian khi thực hiện thói quen đó. Ví dụ như bạn vào Facebook rất nhiều lần trong ngày , hãy dùng chức năng giới hạn thời gian màn hình điện thoại có sẵn trong máy để hạn chế.
Đừng thay đổi bạn, thay đổi môi trường quanh bạn
Phương pháp này cũng giảm bớt căng thẳng cho Thuỳ trán. Bạn tạo ra một không gian để bạn thực hiện hành động đó một cách dễ dàng và tập trung. Hãy tạo ra một không gian nhỏ thôi để bạn chỉ tập trung vào việc đó và có thể dán bảng tên không gian đó để thông báo cho não bộ. Ví dụ bạn có thể tạo ra một góc nhỏ nào đó trong nhà chỉ để dành cho việc đọc sách, thiền, yoga để khi bước vào không gian đó não hiểu được đây là nơi làm việc đó.
Baby step
Hãy thực hiện những thay đổi nhỏ thôi. Những thay đổi lớn dẫn đến não rơi vào tình trạng panic và Thuỳ trán lại đi nghỉ ngơi dành lại việc cho Hạch nền và để bản năng trỗi dậy. Tạo ra những mục tiêu nhỏ xíu thôi. Không phải là đọc sách 1 tiếng mỗi ngày, mà là đọc ít nhất 1 nửa trang sách mỗi ngày. Số lượng sẽ tự động tăng dần sau khi thói quen đó hình thành.
Đừng cầu toàn
Thói quen có thể thay đổi tới gần một nửa cuộc đời của bạn, nên bạn không vội vã được. Muốn đạt thành tựu lớn không thể ngày một ngày hai là thành công được. Đừng stress khi hôm nay bạn không thực hiện được điều bạn muốn làm. Stress khiến não bộ mệt mỏi và đem lại tác dụng ngược lại.
Trên đây là 5 cách giúp bạn xây dựng một thói quen mới.
Nếu bạn muốn đọc thêm về xây dựng thói quen thì trước đây mình có viết một bài rồi.
Mình để link ở đây nhé !
Làm sao để xây dựng một thói quen?
Tôi thấy trang của mình rất hay và mong muốn nhận được bài đọc hàng ngày cũng như đóng góp ý kiến để cải thiện (nếu có)
Cám ơn bạn rất nhiều.Mình sẽ thêm dần chức năng gửi bài bằng email cho các bạn đăng ký. Số lượng bài viết mình đang duy trì ở mức 1-2 bài/tuần.Mong sẽ được nhận thêm nhiều góp ý từ bạn !
Cảm ơn bạn vì những kiến thức mà bạn chia sẻ!
Cảm ơn bạn đã đến với blog mình nhé!
Cảm ơn bạn về những kiến thức bạn đã chia sẻ.Rất hay và hữu ích!
Cám ơn bạn đã tới với blog mình nhé!
Những bài viết của chị rất hay và thiết thực. Em vô tình biết đến bài viết của chị trên một trang fb và đã vào tìm để đọc các bài viết khác. Thật lòng rất cảm ơn chị đã giúp em ngộ ra nhiều điều. 🙂 Chúc chị và gia đình thật nhiều sức khỏe và thành công!
Cám ơn bạn đã đọc các bài viết của mình nhé! Mong những chia sẻ của mình sẽ có ích cho bạn! Cũng chúc bạn khoẻ mạnh và hạnh phúc!
Cảm ơn bạn đã chia sẻ những kiến thức bổ ích.