Herjournals
No Result
View All Result
  • Tidying up
  • Time
  • Money
  • Health & Mind
  • Eco friendly
  • Productivity
  • Mini post
  • Her list

‎a minimalist's journals & how to live well

  • Tidying up
  • Time
  • Money
  • Health & Mind
  • Eco friendly
  • Productivity
  • Mini post
  • Her list
No Result
View All Result
Herjournals

6 BÍ QUYẾT SẮP XẾP ĐỒ ĐẠC KHOA HỌC KHI DỌN NHÀ

26 Tháng Năm, 2020
in Tidying up
Share on FacebookShare on Twitter
Mục lục ẩn
1. VỊ TRÍ ƯU TIÊN KHI SẮP XẾP ĐỒ ĐẠC
1.1 Dễ quan sát:
1.2 Dễ lấy đồ:
2. PHÂN LOẠI ĐỒ ĐẠC THEO TẦN SỐ SỬ DỤNG
3. ĐƯỜNG CHUYỂN ĐỘNG
4. ĐỒ DÙNG MỘT LẦN XONG HAY DÙNG NHIỀU LẦN
5. SỐ THAO TÁC THỰC HIỆN KHI LẤY ĐỒ
6. DÁN NHÃN

Điều làm ta chán nản nhất sau khi dọn nhà là tình trạng sạch sẽ gọn gàng chỉ duy trì được vài hôm. Dọn nhà cũng giống như tập thể dục giảm cân, tập trung cao độ một thời gian ngắn sau đó cần phải duy trì mỗi ngày nếu muốn hiệu quả được lâu dài. Mà muốn làm được mỗi ngày thì việc duy trì đó cần phải càng nhẹ nhàng càng tốt. Nếu sắp xếp đồ đạc lúc dọn nhà ban đầu thiếu khoa học, việc duy trì sau này sẽ thành gánh nặng cho bản thân và cả gia đình. Trong bài này mình sẽ trình bày 5 bí quyết sắp xếp đồ đạc khoa học giúp bạn dễ dàng duy trì hơn sau khi kết thúc lễ hội dọn nhà– tidying up festival theo cách gọi của chị Konmari.

1. VỊ TRÍ ƯU TIÊN KHI SẮP XẾP ĐỒ ĐẠC

Vị trí ưu tiên khi sắp xếp đồ đạc là nơi bạn dễ quan sát và dễ lấy đồ nhất. Ví dụ như phòng khách nơi nào bạn thấy là dễ bị bừa bộn nhất? Đó là cái bàn phòng khách. Nằm ngay giữa phòng, đứng chỗ nào trong phòng cũng thấy(dễ quan sát), ngồi sofa hay ghế bên cạnh với tay là tới( dễ lấy đồ) nên bao thứ nó kéo nhau tới cái bàn. Cốc chén, bình nước, điều khiển ti vi, giấy tờ, sách báo…cái gì cũng chọn điểm đến là cái bàn phòng khách. Tương tự như vậy, khi quy đinh chỗ để cho mỗi món đồ đạc các  bạn hãy lưu ý tới thứ tự ưu tiên của các kệ tủ, hay từng ngăn trong kệ tủ với hai điểm:

1.1 Dễ quan sát:

Ngang tầm mắt, nhìn thấy được ngay là nơi dễ quan sát nhất. Phải làm gì đó mới thấy được là nơi khó quan sát. Ví dụ như phải mở cánh tủ, mở ngăn kéo ra mới thấy, hay phải lấy ghế đứng lên nhìn mới thấy là nơi khó quan sát. Để tăng tính dễ quan sát cho những nơi khó lấy chúng ta có thể dùng nhãn dán để dán vào cả khay bên dưới và cả những ngăn tủ bên trên cao như hình dưới đây.

Ảnh dán nhãn ngăn trên
herjournals.com
Xếp ngăn kéo dưới
Ảnh:roomclip.jp/photo/E6xl

 

1.2 Dễ lấy đồ:

Là nơi bạn lấy đồ để thực hiện hành động đó nhanh nhất. Ví dụ bạn cần lấy phơi quần áo thì lý tưởng nhất là mắc áo nằm ở gần nhất với chỗ phơi ngang tầm tay với. Phải chạy đi lấy, phải ngồi xuống lấy, phải với lên trên cao để lấy thì vị trí đó được coi là khó lấy đồ.

Với hai trục dễ lấy đồ và dễ quan sát ở trên,mình phân loại các vị trí cất đồ bằng biểu đồ cung phần tư như trong hình trái . Thứ tự ưu tiên là 1 tới 4, mình ưu tiên quan sát dễ hơn là thao tác dễ, vì nhìn thấy được là bước đầu tiên để bạn tiếp cận với món đồ. Ví dụ như đây là thứ tự ưu tiên đối với một chiếc tủ ngăn kéo sẽ được đánh số từ 1 tới 3 như hình phải.

2. PHÂN LOẠI ĐỒ ĐẠC THEO TẦN SỐ SỬ DỤNG

Sau khi xác định được vị trí ưu tiên để sắp xếp đồ vào, bước tiếp theo chúng ta cần xác định thứ tự ưu tiên của đồ đạc. Một cách sắp xếp thứ tự ưu tiên của đồ đạc là xác định qua tần số sử dụng và hạn sử dụng. Tần số sử dụng thì chắc ai cũng đã từng nghĩ qua, món này hay dùng thì để đây, món kia ít dùng thì để sâu hơn một chút. Nhưng sẽ ít người lưu ý tới hạn sử dụng của món đồ. Ví dụ như bột mì chẳng hạn, tần số sử dụng thấp, nhưng hạn sử dụng ngắn nên nếu cất vào nơi khó tìm khó thấy thì chẳng mấy chốc sẽ phải bỏ đi nếu không sử dụng. Đồ ăn trong tủ lạnh cũng tương tự, những thứ ít dùng cất vào sâu bên trong sẽ dễ dàng bị quá hạn và vứt đi. Không chỉ đồ ăn, quần áo cũng vậy, áo len chỉ có “hạn sử dụng” cho 3 tháng mùa đông mà bị cất sâu vào trong thì sẽ quên mặc, tới khi trời ấm lên lại tiêng tiếc.
Dùng hai trục tần số sử dụng ít hay nhiều, hạn sử dụng có hay không mình chia đồ đạc ra thứ tự ưu tiên như cung phần tư dưới đây.

 

Ví dụ như bạn có 4 loại đồ đạc trong bếp là Bát ăn hằng ngày, Bột mì, Bát đĩa đãi tiệc, Đồ gia vị dùng hằng ngày thì mình sẽ chia thứ tự ưu tiên và sắp xếp vào vị trí ưu tiên đã xác lập ở phần 1.
1. Đồ gia vị dùng hằng ngày
2. Bột mì
3. Bát đĩa ăn hằng ngày
4. Bát đĩa đãi tiệc
Nếu bạn ưu tiên việc sử dụng hằng ngày tiện lợi hơn thì có thể đổi thứ tự ưu tiên vào mục 2 và 3. Nhưng nếu bạn hay để hết hạn nhiều món rồi ngồi tiếc thì hãy giữ nguyên vị trí ưu tiên như trên. Bí quyết này có thể ứng dụng tốt khi sắp xếp ngăn mát, ngăn rau tủ lạnh.

3. ĐƯỜNG CHUYỂN ĐỘNG

Đường chuyển động để hoàn thành công việc là quãng đường bạn cần đi để hoàn thành một công việc nào đó. Ví dụ như công việc giặt quần áo. Quãng đường đó sẽ là đi gom quần áo từ các phòng, mang lên máy giặt, đi lấy bột giặt, bấm máy giặt xong đi ra chỗ khác làm việc, sau đó giặt xong thì đi lấy mắc áo, mang quần áo đi phơi. Tổng quãng đường càng ngắn càng tốt.
Gần đây ở Nhật có xu hướng thiết kế nhà để tiết kiệm thời gian nội trợ, ví dụ như khu máy giặt để gần bếp, hoặc nếu mẹ làm việc ở nhà thì bàn làm việc ở gần bếp…như hình dưới đây.

Máy giặt gần bếp
Máy giặt đề gần bếp Ảnh: school.stephouse
Bàn làm việc gần bếp
Bàn làm việc gần bếp Ảnh: ecodeco.biz

Khi thiết kế nhà nếu lưu ý được thì tốt, nhưng nếu không thì có thể khắc phục phần nào bằng cách sắp xếp. Có một số công việc bạn cần thực hiện hằng ngày như tắm, giặt, nấu ăn, dọn dẹp cần ưu tiên hàng đầu khi sắp xếp đường chuyển động. Nếu đó là hoạt động của người khác, ví dụ như hoạt động “Đi làm về” của bố thì cần để ý quan sát thói quen của bố. Bố sẽ móc ví và chìa khoá vào lúc nào, cởi áo khoác ở đâu, để giày chỗ nào để điều chỉnh cho hợp lý. Thói quen rất khó thay đổi nên cần kết hợp điều chỉnh cả vị trí cất đồ để người thực hiện dễ dàng hơn. Chi tiết về đường chuyển động mình đã viết riêng một bài nên bài này mình không trình bày chi tiết,các bạn có thể tham khảo ở đây.(ĐƯỜNG CHUYỂN ĐỘNG TRONG DỌN DẸP SẮP XẾP NHÀ CỬA)

4. ĐỒ DÙNG MỘT LẦN XONG HAY DÙNG NHIỀU LẦN

Có những món đồ đạc dùng đi dùng lại nhiều lần, có những món dùng một lần rồi thôi. Ví dụ như mì gói, bia, bánh kẹo… lấy ra rồi ăn hết luôn không cất lại nữa. Những món đồ này không cần cất lại nên có thể hạ mức độ ưu tiên khi sắp xếp. Ví dụ như mình có 3 món miến, gạo, mì gói thì thứ tự ưu tiên nhất là gạo→ miến→ mì gói do mì gói thì xài xong không cất lại, miến có thể dùng một phần rồi cất lại, gạo thì dùng nhiều lần nhất. Sắp xếp đồ đạc giống như tái định cư cho các hộ dân, các bạn xác định đặc trưng, vị trí từng khu nhà và chấm điểm ưu tiên cho từng hộ. Hộ nào đến ở một thời gian ngắn rồi đi thì sắp xếp vào nơi bất tiện cũng được.

5. SỐ THAO TÁC THỰC HIỆN KHI LẤY ĐỒ

Nếu Đường chuyển động là quãng đường đi bằng chân khi thực hiện hành động, thì số thao tác thực hiện khi lấy đồ lại tập trung vào quãng đường bằng tay nhiều hơn. Ví dụ như cách mình sắp xếp máy tính ở nhà của mình chẳng hạn.Ban đầu mình để máy tính chồng lên nhau khi xếp đồ, muốn lấy máy tính ở dưới mình cần nhấc máy tính bên trên lên. Khi xếp máy tính đứng lên thì số thao tác lấy máy giảm hẳn.

Ảnh máy tính ngang
Xếp máy tính ngang Herjournals.com
Xếp máy tính đứng
Xếp máy tính đứng Herjournals.com

Cách sắp xếp quần áo của chị Marie Kondo cũng giải quyết được số thao tác khi lấy đồ. Ví dụ như cách xếp quần áo nằm thông thường khiến chúng ta mất nhiều thao tác để lấy món đồ ở dưới, nhưng nếu xếp đứng trong ngăn kéo thì có thể lấy bất cứ món nào trong tủ một cách dễ dàng. Cách xếp quần áo của chị Konmari các bạn tham khảo bài viết  Tủ quần áo trước và sau khi dọn cũ của mình nhé.

6. DÁN NHÃN

Hầu như trong tất cả các bài viết của mình, mình đều đề cập đến dán nhãn. Lý do là dán nhãn là phương pháp tốt nhất giúp bạn duy trì tình trạng căn nhà gọn gàng mà lại thường xuyên bị bỏ qua khi dọn nhà. Do việc dán nhãn chỉ có thể thực hiện khi đã dọn xong, khi chúng ta đã thấm mệt. Lúc mới dọn xong, bạn nghĩ rằng bạn có thể nhớ được món nào để đâu, và nói với mọi người trong gia đình.Nhưng chỉ một tuần sau, bạn đã không dám chắc được món đồ đó đã ở đâu, huống chi tới chồng và con. Dán nhãn mang đến rất nhiều lợi ích:

1. Bạn không cần phải nhớ cái gì ở đâu một cách chi tiết
2. Người nhà có thể cùng bạn dọn dẹp mà không phải hỏi bạn
3. Giảm áp lực khi dọn nhà, thay vì vừa nghĩ đem đi đâu, thì chỉ cần đem trả lại vị trí ban đầu
4. Có thể tìm thấy đồ muốn tìm nhanh chóng

Nhà ở phần lớn là không gian sinh hoạt chung của cả gia đình, chúng ta có thể coi đây là không gian công cộng mà mọi người đều phải ý thức duy trì. Tuy nhiên có ý thức duy trì mà không biết cách duy trì thì cũng không thể thực hiện được. Dán nhãn là công cụ rất mạnh để mọi người cùng hiểu và duy trì tình trạng sạch đẹp của ngôi nhà.
Dán nhãn được thực hiện triệt để ở những nơi công cộng như trường học, nhà xưởng, công sở Nhật Bản…Không phải muốn tìm cái cắt giấy, cái kéo là lại phải hỏi nhau. Không những dán nhãn ở vị trí cất đồ, nhãn dán ghi nơi cất còn được dán trực tiếp lên đồ đạc. Đây là hình ảnh mình dán nhãn cho các loại hồ sơ hay card trong nhà.

Dán nhãn đồ vật

Những bí quyết ở trên giống như những công thức vậy, bạn có thể ứng dụng từng cái hoặc kết hợp với nhau cho các trường hợp khác nhau. Sau khi dán nhãn là bạn đã hoàn thành xong bước thiết lập. Còn duy trì nếu không thực hiện được thì lại điều chỉnh tiếp để phù hợp hơn. Chúc các bạn thành công!

Tags: dọn nhàphân loại đồ đạcsắp xếp đồ đạc

Related Posts

5 ĐIỂM CHÍNH YẾU TRONG PHƯƠNG PHÁP DỌN NHÀ VỚI KONMARI

5 ĐIỂM CHÍNH YẾU TRONG PHƯƠNG PHÁP DỌN NHÀ VỚI KONMARI

28 Tháng Mười, 2022

BÀI TRÍ PHÒNG TRONG PHIM 1- CĂN PHÒNG ẤM ÁP VÀ HẠNH PHÚC TRONG PHIM CLOSE-KNIT

28 Tháng Mười, 2022
Next Post
Lắng nghe

HỌC CÁCH LẮNG NGHE TỪ NGƯỜI NHẬT

HỌC CÁCH LẮNG NGHE TỪ NGƯỜI NHẬT(P2)

HỌC CÁCH LẮNG NGHE TỪ NGƯỜI NHẬT(P2)

A WOMAN TO WATCH- NHỮNG CHIA SẺ TỪ DOANH NHÂN KATSUMA KAZUO

A WOMAN TO WATCH- NHỮNG CHIA SẺ TỪ DOANH NHÂN KATSUMA KAZUO

Comments 5

  1. Minh Thư says:
    2 năm ago

    Em chào chị ạ! Chị ơi chị có thể chia sẻ thêm với em những nguồn tài liệu liên quan đến xu hướng thiết kế, bố trí không gian để tiết kiệm thời gian (như nội trợ, vv) của người Nhật không ? Em cảm ơn chị nhiều !

    Trả lời
    • herjournals says:
      2 năm ago

      Cám ơn em đã đọc bài của chị. Tài liệu em cần tìm trong ngôn ngữ nào?

      Trả lời
      • Kim Dung says:
        2 năm ago

        Hi bạn Her Journals, mình có thể đọc được tiếng Anh, nếu có tài liệu thì bạn chia sẻ nhé. Cảm ơn bạn nhiều.

        Trả lời
  2. Hoàng Anh says:
    2 năm ago

    Bài viết hay! Sử dụng từ “tần suất sử dụng” thay cho “tần số sử dụng” sẽ phù hợp và dễ hiểu hơn.

    Trả lời
    • herjournals says:
      2 năm ago

      Cám ơn bạn nhiều nhé! Mình sẽ lưu ý sử dụng cho đúng từ ngữ.

      Trả lời

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

(C) 2019 HerJournals - All Rights Reserved.

No Result
View All Result
  • Tidying up
  • Time
  • Money
  • Health & Mind
  • Eco friendly
  • Productivity
  • Mini post
  • Her list

(C) 2019 HerJournals - All Rights Reserved.

Login to your account below

Forgotten Password?

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In