Herjournals
No Result
View All Result
  • Tidying up
  • Time
  • Money
  • Health & Mind
  • Eco friendly
  • Productivity
  • Mini post
  • Her list

‎a minimalist's journals & how to live well

  • Tidying up
  • Time
  • Money
  • Health & Mind
  • Eco friendly
  • Productivity
  • Mini post
  • Her list
No Result
View All Result
Herjournals

HỌC CÁCH LẮNG NGHE TỪ NGƯỜI NHẬT

Phần 1- Bài tập lắng nghe

7 Tháng Sáu, 2020
in Health & Mind
Share on FacebookShare on Twitter
Mục lục ẩn
BÀI TẬP ĐẦU TIÊN: NGƯỜI LẮNG NGHE LÀ NGƯỜI KHÔNG NÓI
BÀI TẬP THỨ HAI: TẬP NÓI NHỮNG CÂU ĐỆM THEO
BÀI TẬP THỨ BA: TĂNG SỐ LOẠI CÂU ĐỆM CHO PHONG PHÚ
BÀI TẬP THỨ TƯ: LỰA CHỌN THỜI GIAN HỢP LÝ ĐỂ NÓI CÂU ĐỆM
BÀI TẬP THỨ NĂM: TRỞ THÀNH CỘT THU LÔI
BÀI TẬP THỨ SÁU: KHÔNG NÓI CHUYỆN CỦA MÌNH
Mình tin rằng các bạn đã từng tiếp xúc với người Nhật đều có một cảm nhận giống mình. Đó là việc người Nhật rất chịu lắng nghe người khác. Dù tiếng Nhật của mình có kém hay giỏi. Dù câu chuyện của mình có thú vị hay không. Dù người Nhật đó còn trẻ hay đã đứng tuổi, họ đều lắng nghe một cách rất chân thành. Mình được một người bạn mình rất tin tưởng giới thiệu một cuốn sách dạy cách lắng nghe rất tuyệt vời. Cuốn sách có tên Nghệ thuật lắng nghe của một bác sĩ tâm lý người Nhật Higashiyama Hirohisa, bác cũng đã từng là trưởng khoa Tâm lý lâm sàng và là phó hiệu trưởng trường Đại học Kyoto danh tiếng. Vừa đọc vừa tóm tắt lại mọi người cùng tham khảo nhé. Vì nội dung cuốn sách thực sự rất sâu sắc và đầy đủ nên mình sẽ tóm tắt thật chi tiết để chúng ta cùng ứng dụng.
Cuốn sách đề cập tới những bài tập mà chúng ta cần thực hiện để trở thành một người giỏi lắng nghe. Văn hóa của người Nhật khác người Việt nhiều, đặc biệt là trong giao tiếp. Tiếng Nhật cách nói năng rất lễ nghĩa, với đủ thể loại khiêm nhường ngữ, kính ngữ các cấp, không nghe hết câu khó đoán ý. Tiếng Việt thì xuất phát từ tiếng Nôm với các quy tắc ngữ pháp dân dã dễ hiểu, cái gì quan trọng thì mang lên đầu, nghe được nửa câu đã hiểu chuyện để chen ngang. Có lẽ vì vậy mà câu chuyện giao tiếp hằng ngày cũng cởi mở và giản dị hơn. Những bài tập có thể là hơi quá đối với môi trường Việt Nam, nhưng chúng ta có thể hạ mức độ xuống để thực hành, hoặc chỉ lựa chọn những bài tập phù hợp để áp dụng.
Lắng nghe
Ảnh:images.unsplash.com

BÀI TẬP ĐẦU TIÊN: NGƯỜI LẮNG NGHE LÀ NGƯỜI KHÔNG NÓI

Trong một cuộc hội thoại có hai việc: Nghe và nói. Hầu hết mọi người đều thích nói hơn là nghe. Có những người phản đối, rằng tôi không biết cách nói chuyện, tôi hay im lặng trong đám đông, nhưng thực sự thì không phải như vậy. Những người như vậy có thể là không biết cách nói chuyện trước đám đông hoặc với người lạ. Trước những người mình thân họ vẫn có thể nói rất nhiều. Lắng nghe thì khác, lắng nghe khiến chúng ta mệt mỏi, thực tế là con người ta không thể tập trung lắng nghe liên tục quá một giờ đồng hồ. Mọi người có để ý rằng, có một đối tượng chúng ta có thể lắng nghe liên tục không cảm thấy mệt mỏi hay không?  Đó là tivi. Vì khi nghe tivi chúng ta không chịu áp lực là phải hiểu thông cảm. Còn khi lắng nghe một người nói chuyện chúng ta phải theo dõi câu chuyện của họ để hiểu ngọn ngành. Vậy nên phải tập luyện.
Ngày hôm nay nếu bạn có gặp ai đó hãy chọn người đó là mục tiêu để thực hành bài tập này. Khi gặp người đó hãy chào hỏi bình thường nhưng hãy cố gắng không nói gì ngoài những nội dung câu chuyện của người đó đề cập. Có thể sẽ có những thời gian im lặng, nhưng chỉ im lặng một lúc thôi người đó sẽ tiếp tục nói đấy. Bạn chỉ nói những câu đệm hưởng ứng với người đó và không nói quá dài. Nếu có muốn phản đối lại những điều người đó đang nói thì cũng cố gắng im lặng lắng nghe. Trong quá trình lắng nghe dần dần cảm xúc muốn phản đối sẽ xuôi xuống và bạn sẽ thấy đồng cảm với người đó hơn. Đừng mất bình tĩnh, hãy cứ coi như đây là một phép thử thôi.
Có nhiều người phải bỏ tiền ra để đi học cách lắng nghe, ví như nhân viên tư vấn trong nhiều lĩnh vực, bác sĩ tâm lý, nhân viên bán hàng chẳng hạn. Điều này cho thấy rằng việc lắng nghe không hề dễ dàng và chính xác là nó không dễ chút nào. Muốn trở thành người giỏi lắng nghe người khác chúng ta cần phải tập luyện hằng ngày để biến nó thành bản năng. Sẽ phải kiên trì nhưng những gì mà chúng ta bỏ ra sẽ được đền đáp một cách xứng đáng. Các mối quan hệ sẽ được cải thiện rõ ràng và bạn sẽ học được sự bình thản trước sóng gió ngôn từ trong cuộc sống.

BÀI TẬP THỨ HAI: TẬP NÓI NHỮNG CÂU ĐỆM THEO

Câu đệm là những câu nói đệm mà người Nhật thường xuyên nói khi người khác đang nói. Các bạn xem phim Nhật có thể thấy họ nói Hai, hai, So, so…liên tục. Có thể ở Việt Nam mình là im lặng lắng nghe, còn ở Nhật sẽ liên tục có những từ đệm ấy. Tuy nhiên nội dung bài tập này mình vẫn tin có thể ứng dụng được với tiếng Việt bằng cách điều chỉnh các câu đệm sang ánh mắt, cái gật đầu hay những câu đệm ngắn của Việt Nam như dạ, vâng, thế ạ, vâng ạ…
Có những cuộc hội thoại vô-cảm, đó là những cuộc hội thoại của các chính trị gia. Người ta ngồi nghe bên đối diện nói chuyện mà không hề phản ứng, không gật đầu cũng không đưa ra những câu à ừ thường thấy trong hội thoại thông thường . Đó là vì người ta không muốn cho đối phương thấy thái độ của mình với những câu chuyện người ta đang nói.
Ta và bạn nói chuyện với nhau, nghe câu chuyện của bạn thì ta sẽ nhận những kích thích tới não. Những kích thích này khiến cho ta suy nghĩ để tiếp nối câu chuyện của bạn. Bạn còn đang nói mà ta thì đã chuẩn bị những điều mình muốn nói tiếp theo trong đầu. Tai thì còn ở chế độ nghe  mà não thì đã chuyển sang chế độ nói . Cả tai và cả não cũng không ở trong chế độ nghe thì sẽ khó mà nói những câu ngắn đệm theo được. Để đưa ra một thông điệp nào đó người ta thường sử dụng ngôn ngữ và thái độ. Con người ta không thể vừa cười vừa cáu giận được. Ngôn ngữ và thái độ có thể đưa ra những thông điệp khác nhau. Nhưng thái độ và thái độ thì không thể đưa ra những thông điệp khác nhau. Chính vì vậy người ta thường dùng thái độ để phán đoán suy nghĩ của người đối diện hơn là câu chữ. Thái độ được thể hiện thông qua những câu đệm, ánh mắt hay cái gật đầu khiến cho người ta thấy được câu chuyện của mình đang được đón nhận. 

BÀI TẬP THỨ BA: TĂNG SỐ LOẠI CÂU ĐỆM CHO PHONG PHÚ

Khi nói những câu đệm,cùng ánh mắt chăm chú hoặc gật đầu, ta đang thể hiện thái độ đón nhận câu chuyện một cách vẹn nguyên. Người ta nói như thế nào ta nhận vào y như thế, không phán đoán không thay đổi. Giống như thầy Thích Nhất Hạnh có câu nói: Khi ta đứng ta biết rằng ta đang đứng, khi ta đi ta biết rằng ta đang đi, khi ta ngồi ta biết rằng ta đang ngồi. Khi người ta nói cái gì đó mình đón nhận điều đó chân thành. Đón nhận nguyên vẹn không có nghĩa là mình đồng ý với ý kiến của người ta. Đón nhận nguyên vẹn là mình chấp nhận có một ý kiến từ chính người ấy, đó là một phần của thực tế.
Ví dụ như người ta nói tôi thích ăn bánh mì không. Thì hãy nói rằng vậy à, bạn dễ nuôi thế, thay vì suy nghĩ trong đầu gần nhà tôi có tiệm bánh mì ngon lắm tôi cũng hay đi ăn, nhưng tôi đã ăn là phải kẹp thật nhiều nhân và mỡ hành nữa. Nó là thay đổi chủ thể sang bên phía mình. Mình thích ăn bánh mì nhiều nhân có mỡ hành thì mình đặc biệt rồi, nhưng người ta thích ăn bánh mì không thì người ta cũng đặc biệt vậy.  Nếu người ta nói câu chuyện chỉ trích mình thì sao. Ví dụ chính tác giả đã từng bị một người nói rằng: Bác sĩ tâm lý như anh kiếm tiền dựa trên nước mắt của những người yếu đuối có phải không? Tôi chỉ trả lời anh nghĩ như vậy à. Vì tôi nhận ra rằng đây là một phần của sự thật. Sự thật là những cái gì thế gian đang nghĩ về tôi và anh ta là một phần trong thế gian ấy.
Người Nhật thường rất thích nói đệm hưởng câu chuyện của người khác .Số lượng những câu đoạn của người Nhật rất phong phú và được sử dụng thường xuyên. Những câu đệm này có lúc mang ý nghĩa phủ định, có lúc mang nghĩa khẳng định, có lúc dùng với nhiều lưa tuổi, có lúc cần phải điều chỉnh để nói chuyện với người trên nên cần phải để ý. Tiếng Việt mình cũng có nhiều điểm tương tự như Thế ạ, thế á, thế à, thật sao,ừ nhỉ…khẳng định, phủ định tùy tình huống và giọng nói. Các bạn có thể để ý cách nói chuyện của những người bạn thích để xem cách người đó theo dõi câu chuyện ra sao, có thêm những câu đệm vào hay không để học hỏi. Nếu đã thân mật thì không cần quá câu nệ nhưng với người lạ nói lễ phép với cả người trên người dưới không bao giờ là thiệt cả.
Ngoài ra có thể dùng chính câu nói của người đang nói làm câu đệm. Ví dụ như trong câu chuyện vợ đang nói chuyện với chồng. Vợ hỏi: Anh có đang nghe không đấy? Chồng trả lời: Anh đang nghe đây khiến vợ bán tín bán nghi. Thay vì vậy thì hãy nói: Em vừa nói mai mình cần về bà nội đúng không? Sử dụng chính câu người đó mới nói để đáp lại sẽ gây được cảm tình và chiếm được lòng tin tuyệt đối.
Nhắc lại một câu nói của đối phương bằng đúng ngôn từ họ đã dùng thật sự rất hay được dùng trong hội thoại, họp hành ở Nhật. Ví dụ chỉ cần một câu nói: “Đúng như anh A đã nói chúng ta cần cắt giảm chi tiêu như lúc nãy, tôi nghĩ rằng…”, là người nói đã chiếm được cảm tình của anh A rồi.

BÀI TẬP THỨ TƯ: LỰA CHỌN THỜI GIAN HỢP LÝ ĐỂ NÓI CÂU ĐỆM

Nói đệm vào để hưởng ứng câu chuyện thực ra cần phải rất tinh tế. Vì nếu người ta thấy mình chăm chú lắng nghe câu chuyện người ta sẽ cảm hứng nói dài hơn. Việc nghe người khác nói chuyện cũng khá là mệt nên thường chỉ tập trung được khoảng năm mươi phút đến một tiếng. Hơn nữa nếu mà nói dài quá người đó thích nói thì có thể nói ra cả những chuyện riêng tư. Có thể lỡ nói ra điều gì đó mà sau đó người đó sẽ hối hận vì đã lỡ nói. Tùy vào từng trường hợp mà chúng ta cần từ từ đã kết thúc câu chuyện một cách nhẹ nhàng hoặc khai thác câu chuyện sâu hơn. Ví dụ như người ta than phiền nói chuyện về một thuẫn vợ chồng mà ta không có thân lắm thì nên dừng lại. Nếu người ta thân thiết có ý muốn tâm sự thì nên kéo dài câu chuyện. Với con cái hay thành viên gia đình cũng vậy. Khi thấy thái độ của của con đi học về có chuyện gì khác lạ thì phải lắng nghe làm sao để con có thể nói ra cho mình nhiều hơn.
Ví dụ về cách kết thúc câu chuyện cách nhẹ nhàng.
…(đang trong dòng câu chuyện của hai người không thân lắm)…
A: Dạo này hai vợ chồng hay tớ cãi nhau lắm
B: Thế á vợ chồng nào mà chả cãi nhau.
A: Thật không chị?
B: Thật đấy lấy nhau 5 năm nữa ai chả thế
A: Nhà chị cũng thế à
B: Ừ đúng rồi , ai chả thế em đừng suy nghĩ quá nhé
A: Thế ạ may quá em lại tưởng mỗi nhà em như thế
B: Ừ, à mà ở shop C nó đang sale đấy…
Ví dụ về cách kéo dài câu chuyện
…(đang trong câu chuyện giữa hai chị em)…
A: Dạo này hai vợ chồng em hay cãi nhau lắm
B: Sao thế em
A: Em có thấy khang khác
B: Có chuyện gì không nhỉ
A: Dạo này em nói chuyện với anh anh ít trả lời lắm, sao nhãng thế nào ý, không biết có sao không nhỉ.Em chỉ sợ anh ấy ngoại tình
B: Emcảm giác thế à
A: Cũng hơi hơi chị ạ, mà sao gần đây có lúc anh ấy còn có làm qua đêm không về nhà…
….

BÀI TẬP THỨ NĂM: TRỞ THÀNH CỘT THU LÔI

Trở thành cột thu lôi có nghĩa là trong cuộc nói chuyện thì lắng nghe toàn bộ câu chuyện ấy, qua rồi thì bỏ đi không nghĩ lại nữa giống như cột thu lôi nhận sét truyền xuống đất. Phần lớn mục tiêu của người nói là tìm một người để lắng nghe mình chứ không phải tìm một người để giúp mình giải quyết công chuyện đó. Thử đặt mình vào vị trí của người nói xem sao. Ví dụ chuyện vợ chồng mâu thuẫn ngày hôm nay tâm sự với bà bạn. Tới ngày hôm sau vợ chồng đã cơm lành canh ngọt rồi mà bà bạn vẫn cứ nghĩ là vợ chồng mình đang cãi nhau gay lắm thì cũng chẳng ra sao. Tệ hơn là câu chuyện cãi nhau của vợ chồng mình lại được và bạn đi kể cho người khác.  Vậy nên khi lắng nghe câu chuyện thì đón nhận tất cả những gì người đó nói sau đó cất đi hoặc có thể quên đi. Đón nhận câu chuyện chứ không phải nhận cảm xúc của người khác. Nếu mình có cùng cảm xúc của người đó thì sẽ không còn tỉnh táo để lắng nghe và chia sẽ câu chuyện nữa.
Nghe những bài giảng của thầy thích Pháp Hòa về cơn giận thầy có chia sẻ như sau. Khi mình đang giận cảm xúc của mình từ mức số năm nó tụt xuống mức một, mình đi về nhà mình gặp người kia mình nói mình kể chuyện mới làm mình giận. Nếu người đó bình tĩnh thoải mái ở mức năm lắng nghe câu chuyện của mình thì mình còn có thể giảm bớt cơn giận. Nếu người đó cũng đang bực mình chuyện gì đó, ở mức một giống mình thì mọi chuyện giống như đổ dầu vào lửa. Người nghe quan trọng như vậy đấy.
Vợ chồng với nhau cũng như vậy. Cuối ngày chồng đi làm về, chồng than chuyện công ty, vợ than chuyện con cái chuyện nào cũng giống nhau. Chỉ cần lắng nghe và đón nhận, đừng thấy khó chịu theo và cũng đừng phản đối. Lắng nghe đối phương đã đủ thể hiện sự yêu thương rồi.
Lắng nghe
Ảnh:images.unsplash.com

BÀI TẬP THỨ SÁU: KHÔNG NÓI CHUYỆN CỦA MÌNH

Con người ta thích nói hơn thích nghe nên thời gian lắng nghe sẽ gây cảm giác dài hơn thời gian nói. Khi bắt đầu nói cảm giác thay đổi về thời gian sẽ khiến người ta tưởng mình nói ít hơn thực tế. Nếu nói chuyện về mình thì sẽ lấy mất thời gian nói của người khác. Chính vì vậy muốn trở thành một người lắng nghe giỏi thì phải để dành cho người khác thời gian nói chuyện.
Có những câu chuyện mà bạn cho rằng nói ra sẽ có ích cho người ta như những kinh nghiệm mà bạn đã từng trải qua. Nhưng kinh nghiệm muốn lĩnh hội cần phải tự mình trải qua thì sẽ cảm nhận được rõ ràng. Có những câu chuyện kể về thất bại hay thành công của mình thì cũng chưa chắc đã nên kể. Nếu kể về chuyện thành công có thể người ta sẽ nghĩ rằng bạn đang tự mãn mặc dù bạn không hề có ý như vậy. Nếu bạn kể về thất bại của mình vẫn có khả năng người đó chỉ nhìn thấy những điểm bạn đạt được và cũng sẽ không đồng tình đó là thất bại hoàn toàn. Nếu người ta đến với bạn đang muốn bạn lắng nghe họ thì đừng thêm và những câu chuyện của bạn.
Cũng đừng thêm ý kiến của bạn về câu chuyện của họ. Người trong cuộc mới là người có thể giải quyết được câu chuyện của mình. Các bạn có biết câu chuyện về việc tung đồng xu để đưa ra quyết định hay không. Người ta tung đồng xu mặt sấp mặt ngửa để đưa ra lựa chọn của mình nhưng thực tế là khi đồng xu đang bay trên không người ta đã có ý nghĩ mình sẽ mong muốn nó rơi xuống mặt nào rồi. Hãy tưởng tượng mình là chiếc gương để người đấy soi vào. Họ nói chuyện với chúng ta, nhận ra rõ ràng bản thân họ hơn rồi tự lựa chọn cho mình một quyết định chính xác nhất.
Nếu nói chuyện theo nhóm, bạn có thể nói về bản thân mình nhưng đừng tỏ ra mình là người đặc biệt. Phương pháp này được gọi là Hội nghị bên giếng làng. Giếng làng là nơi mọi người tụ họp ngày xưa. Nơi người ta nói những câu chuyện vô thưởng vô phạt, nhưng mỗi khi nhiều người đồng tình câu chuyện lại trở nên sôi nổi. Như chuyện cách ly ở nhà chẳng hạn. Các mẹ than phiền rằng con ở nhà quậy lắm, nếu con mình có con ngoan ngoãn nghe lời thì cũng đừng có nói rằng con tôi ngoan. Bạn có thể thể hiện mình đặc biệt trong một đám đông ứng viên xin việc nhưng đừng làm vậy trong một đám đông mà bạn không cần thiết nổi bật.
Có thể đọc tới đây nhiều bạn sẽ nghĩ ôi thế thì im như cục đất thì xa cách lắm. Nhưng đừng vội, em bé sinh ra đã biết nghe thành thạo nhưng phải một thời gian dài sau mới biết nói từng chút một. Bài này mình tóm lược phần lắng nghe, phần cách nói và cách hỏi chuyện sẽ được giới thiệu ở những bài viết tiếp theo.Nếu bạn đọc bài này thấy không phù hợp thì hãy coi như đây là một bài viết giới thiệu về văn hoá lắng nghe của người Nhật nhé. Còn mình, cảm giác của mình là hạnh phúc vì lâu lắm rồi mới đọc một cuốn sách thú vị thế này đấy.
Tags: cách nói chuyệnhọc cách lắng nghelắng nghe

Related Posts

CÁC LOẠI MỸ PHẨM GIÁ RẺ CHẤT LƯỢNG CAO TẠI NHẬT

CÁC LOẠI MỸ PHẨM GIÁ RẺ CHẤT LƯỢNG CAO TẠI NHẬT

11 Tháng Tư, 2021
CHỈ VẬY LÀ ĐỦ

CHỈ VẬY LÀ ĐỦ

11 Tháng Tư, 2021
Next Post
HỌC CÁCH LẮNG NGHE TỪ NGƯỜI NHẬT(P2)

HỌC CÁCH LẮNG NGHE TỪ NGƯỜI NHẬT(P2)

A WOMAN TO WATCH- NHỮNG CHIA SẺ TỪ DOANH NHÂN KATSUMA KAZUO

A WOMAN TO WATCH- NHỮNG CHIA SẺ TỪ DOANH NHÂN KATSUMA KAZUO

MỘT QUẢ NHO

MỘT QUẢ NHO

Comments 9

  1. Huyền says:
    3 năm ago

    Cảm ơn chị vì đã đọc sách và chia sẻ với mọi người. Em đọc và thấy rất thấm ạ. Chúc chị và gia đình sức khỏe!

    Trả lời
    • herjournals says:
      3 năm ago

      Cám ơn bạn rất nhiều, chúc bạn luôn thành công và hạnh phúc!

      Trả lời
  2. Cúc says:
    3 năm ago

    Em cám ơn chị đã chia sẻ. Nó thực sự là hữu ích với em. Chúc chị sức khỏe ạ 🙂

    Trả lời
    • herjournals says:
      3 năm ago

      Cám ơn bạn nhiều, cũng chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!

      Trả lời
      • An Khôi says:
        2 năm ago

        Cảm ơn bạn! ☺

        Trả lời
        • herjournals says:
          2 năm ago

          Mình cũng cảm ơn bạn đã đọc bài viết của mình nhé!

          Trả lời
  3. TramPhamTo says:
    3 năm ago

    Cảm ơn Phương rất nhiều, bài viết giúp Trâm thấy rõ hơn từng bước luyện tập. Điều này ít nhất cũng là việc tốt để lắng nghe chính những người gần gũi mà mình yêu thương. 💕

    Chúc cả nhà sức khoẻ!

    Trả lời
    • herjournals says:
      3 năm ago

      Cám ơn Trâm nhiều nha! Chúc Trâm luôn hạnh phúc và bình an!

      Trả lời
  4. Toàn says:
    2 năm ago

    Cảm ơn chị đã chia sẻ cuốn sách rất hay ạ. Chúc chị luôn là một người lắng nghe giỏi.

    Trả lời

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

(C) 2019 HerJournals - All Rights Reserved.

No Result
View All Result
  • Tidying up
  • Time
  • Money
  • Health & Mind
  • Eco friendly
  • Productivity
  • Mini post
  • Her list

(C) 2019 HerJournals - All Rights Reserved.

Login to your account below

Forgotten Password?

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In