Herjournals
No Result
View All Result
  • Tidying up
  • Time
  • Money
  • Health & Mind
  • Eco friendly
  • Productivity
  • Mini post
  • Her list

‎a minimalist's journals & how to live well

  • Tidying up
  • Time
  • Money
  • Health & Mind
  • Eco friendly
  • Productivity
  • Mini post
  • Her list
No Result
View All Result
Herjournals

HỌC CÁCH LẮNG NGHE TỪ NGƯỜI NHẬT(P2)

Học cách trả lời và lắng nghe thật lòng

9 Tháng Sáu, 2020
in Health & Mind
Share on FacebookShare on Twitter

Bí quyết tạo ra hòa bình là khi bạn lắng nghe một ai đó, bạn chỉ có một mục đích duy nhất: Giúp cho người đó có một cơ hội để dọn dẹp gọn gàng tim họ.

Trích Lắng nghe sâu vì hoà bình- Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Lắng nghe
Ảnh từ unsplash.com
Mục lục ẩn
1. BÀI TẬP THỨ BẢY: ĐỪNG GIÀNH QUYỀN GIẢI QUYẾT CÔNG CHUYỆN CỦA NGƯỜI KHÁC
2. BÀI TẬP THỨ CHÍN: CHỈ NÓI NHỮNG ĐIỀU ĐƯỢC HỎI
3. BÀI TẬP THỨ MƯỜI: KHÔNG ĐƯA RA LỜI KHUYÊN NGOẠI TRỪ VIỆC CUNG CẤP THÔNG TIN
4. BÀI TẬP THỨ MƯỜI MỘT: HÃY CÓ HỨNG THÚ VỚI CÂU CHUYỆN CỦA ĐỐI PHƯƠNG
5. BÀI TẬP THỨ MƯỜI HAI : THỂ HIỆN THÁI ĐỘ MONG MUỐN ĐƯỢC CHỈ DẠY HƠN LÀ MUỐN DẠY DỖ NGƯỜI KHÁC
BÀI TẬP THỨ MƯỜI HAI: LẮNG NGHE THẬT LÒNG

1. BÀI TẬP THỨ BẢY: ĐỪNG GIÀNH QUYỀN GIẢI QUYẾT CÔNG CHUYỆN CỦA NGƯỜI KHÁC

Con người ta thích tham gia vào chuyện của người khác, đặc biệt với những người thân thiết như bạn thân hay gia đình thậm chí còn muốn thay người ta giải quyết công chuyện đó. Chúng ta có khi dùng những ngôn từ khách quan như “Nếu em là chị, em sẽ…”, “Nếu là mình,…” Nghe tưởng khách quan mà thực ra là đặt tính cách mình ở vị trí người đó để xử lý công chuyện người khác, hoàn toàn không chủ quan chút nào. Tất nhiên có thể do người nói hỏi: “Nếu em là chị em sẽ làm sao?” Với câu hỏi này để thay thế cho một đáp án duy nhất thì cố gắng để cô ấy tự tìm ra câu trả lời phù hợp với chính mình bằng lắng nghe thì hơn.
Có rất ít việc chúng ta có thể làm thay cho người khác, số lượng việc này lại tỉ lệ với lứa tuổi. Lúc còn bé ta có thể làm rất nhiều việc cho con cái con cái, con cái cũng tự động dựa dẫm vào ta rất nhiều. Lớn dần lên con cái sẽ tự làm được những công việc của mình và không còn dựa vào bố mẹ nhiều như trước nữa. Lúc con cái trưởng thành thì lúc nào con tìm đến mình để xin lời khuyên mình hãy nên nói. Thay con cái làm quá nhiều thứ có thể cản trở sự trưởng thành của con cái. Đối với cấp dưới cũng vậy, muốn cấp dưới phát triển tốt thì tốt nhất là tin tưởng và cho nhân viên tự học qua thất bại. Chức vụ càng nhỏ thì thất bại càng nhỏ, tập thất bại khi còn trẻ, khi còn chưa có chức danh sẽ có năng lực xử lý những thất bại lớn hơn sau này.
Phương pháp trị liệu tâm lý dành cho những em nhỏ gặp vấn đề về tâm lý rất đặc biệt được gọi là trị liệu chơi đùa. Phương pháp này là chỉ chơi cùng em nhỏ ấy, chơi những trò chơi do em bày ra cho tới khi em chán thì thôi. Khi trẻ em lớn lên không thích chơi đùa nữa thì trị liệu bằng cách nghe em nói chuyện. Bác sĩ tâm lý không phải là thần thánh, không thể làm những chuyện thần kỳ to lớn cho bệnh nhân. Bác sĩ chỉ lắng nghe bệnh nhân để cho bệnh nhân tự nhận thấy những năng lực của mình và tự giải quyết.
Ở trong gia đình, khi con nói rằng bố chơi với con đi, hay khi vợ nói rằng anh ơi nghe em nói cái này, đó là dấu hiệu của việc bắt đầu có gì đó căng thẳng. Những câu như vậy lại thường được nói khi bạn đang bận rộn, hoặc vừa mới đi làm về chưa được nghỉ ngơi. Bạn sẽ trả lời rằng bố vừa mới đi làm về con để cho bố nghỉ một lát, để sau đi em anh đang bận. Nhưng sau khi nghỉ bạn có gọi con cái ra chơi hay gọi vợ ra nói chuyện không. Vậy con bạn và vợ bạn phải bắt chuyện với bạn khi nào? Ngược lại bạn thử bắt chuyện với con cái lúc con đang mải mê chơi game xem sao, chắc con sẽ không đáp lại bạn đâu. Vậy nên muốn lắng nghe giỏi thì cần phải chọn lúc lắng nghe mà đối phương đang muốn được lắng nghe, có nghĩa là phải chọn thời gian lắng nghe theo trục thời gian của đối phương.
Mình nghĩ rằng kết nối giữa bố và gia đình trong một gia đình Việt Nam sẽ chặt chẽ hơn ở Nhật. Những gia đình trẻ hiện nay đã cải thiện được nhiều nhưng thiếu giao tiếp vẫn là vấn đề đặc trưng trong nhiều gia đình có chồng là người làm công ăn lương tại gia đình Nhật. Người chồng làm việc thời gian dài trong ngày từ sáng để nuôi gia đình, sáng đi làm là lúc con chưa dậy, về là lúc con đã ngủ. Cuối tuần nhiều khi phải đi đánh golf, chơi pachinko (máy đánh bạc) để giải trí và xây dựng quan hệ.

2. BÀI TẬP THỨ CHÍN:  CHỈ NÓI NHỮNG ĐIỀU ĐƯỢC HỎI

Trong bài trước mình đã đề cập đến chuyện người giỏi lắng nghe là người không nói. Điều này cũng đồng nghĩa với chuyện chỉ nói những cái gì được hỏi. Trong cuộc hội thoại người nói thường đặt ra những câu hỏi đối với người nghe câu chuyện của mình. Nhưng bạn ý mà xem những câu hỏi đó thường liên quan đến người nói hoặc câu chuyện của người nói. Hoặc có thể nói cách khác là người nghe không hỏi chuyện của bạn! Thực tế là bạn không trải qua chuyện của họ thì bạn cũng không thể hiểu rõ để trả lời được.
Có câu truyện cổ của Nhật Bản như sau:
Có một người kia đi ngang qua ngôi làng gặp một ông lão, người đó có hỏi ông lão rằng đường tới bến phà có xa không.  Ông nhìn người đó đó rồi quay lưng bước đi thật nhanh.  Người đó giật mình không hiểu tại sao ông lão không trả lời mình mà bước đi như thế. Bước chục bước ông lão quay lại và nói: Nếu cậu đi nhanh như tôi vừa rồi thì chắc chỉ đầu giờ chiều là cậu sẽ đến thôi.
 Câu chuyện này này cho thấy cách trả lời của ông lão là đứng ở vị trí của người hỏi. Nếu ông lão nói “Cậu đi nhanh thì đầu giờ chiều sẽ tới nơi” thì có thể người ta sẽ không hiểu nhanh là nhanh cỡ nào.
Đó là một cách trả lời rất biết nghĩ trên lập trường của người khác.
Cũng có nhiều câu hỏi bạn cũng không cần phải trả lời. Ví dụ những câu hỏi chỉ mang ý nghĩa mong bạn đồng tình với họ. Ví dụ như được đoạn hội thoại dưới đây:
A: Ngày hôm qua tôi bị ông sếp nói thế này…
B: Ôi thế à?
A: Bảo thế có bực không?
B: Ừ…
A: Nếu là chị thì chị làm thế nào?
Câu này bạn không cần trả lời, câu này người nói cũng không cần bạn trả lời. Hãy thử tiếp tục với câu nói dưới đây:
A: Nếu là chị thì chị làm thế nào?
B: Làm thế nào nhỉ?
A: Em ấy, em nói lại sếp đấy, em bảo là hôm trước sếp nói khác mà. Rõ ràng sếp lúc này lúc kia thì thì ai theo được.
B: Hôm trước hôm sau nói khác nhau thì khó theo nhỉ?
A: Đấy chị thấy không!
Người nghe chỉ cần lắng nghe, người nói nói ra rồi thỏa mãn giảm căng thẳng là bạn đã thành công lắm rồi.
Bên cạnh đó cũng có những câu chuyện cần phải trả lời.
Đó là khi người hỏi muốn dùng câu trả lời làm đòn bẩy cho câu chuyện quay trục về với mình như ví dụ dưới đây.
A: Chị thấy nhà em có đông người không? Bảy người ở chung một nhà. Bố mẹ chồng cũng ở chung luôn cả em chồng nữa, làm cái gì cũng phải để ý. Nhà chị thì mấy người?
B: Nhà chị bốn người
A: Ôi thế thì đỡ nhỉ em thấy bảy người sống chung với nhau đúng là mệt mỏi.
B: Mệt mỏi em nhỉ…
A: Vâng hôm trước ấy…
Nếu bạn không đồng tình mà nói lại thì câu chuyện sẽ diễn ra thế này.
A: Ôi thế thì đỡ nhỉ em thấy bảy người sống chung với nhau đúng là mệt mỏi.
B: Bốn người cũng không sung sướng gì đâu. Sống chung thì còn có người trông con cho muốn đi đâu cũng dễ mà. Bốn người hai vợ chồng hai đứa con đố mà đi đâu được tự do ấy.
Câu chuyện thành ra là tranh nhau xem ai vất vả hơn.
Muốn trở thành một người lắng nghe giỏi cần nắm được ngữ pháp của câu chuyện. Ví dụ như câu Ôi thế thì đỡ về nhà em bị người sống chung nhau đúng là mệt mỏi có phải là câu hỏi đâu mà bạn cần phải trả lời. Bạn nhớ nhé mấu chốt là ngữ pháp không phải là câu hỏi thì đừng có trả lời.

3. BÀI TẬP THỨ MƯỜI: KHÔNG ĐƯA RA LỜI KHUYÊN NGOẠI TRỪ VIỆC CUNG CẤP THÔNG TIN

Có hai loại câu hỏi, Câu hỏi có câu trả lời và Câu hỏi không có câu trả lời. Câu hỏi có câu trả lời là câu hỏi mà ai hỏi hay ai trả lời đều ra kết quả giống nhau. Ví dụ như các câu hỏi trong một bài toán hay chỉ đơn giản là bưu điện ở đâu thì chỉ có một câu trả lời duy nhất. Câu hỏi không có câu trả lời là câu hỏi về một ý kiến chủ quan nào đó, ví dụ món này có ngon không, bạn cảm thấy thế nào vân vân. Cũng có câu hỏi nằm giữa hai câu hỏi trên, ví dụ như có nhà hàng sushi có nhà hàng nào ngon ngon gần đây không. Nó vừa có bao gồm ý kiến chủ quan của người trả lời vừa có địa chỉ cụ thể của nhà hàng.
Những câu trả lời hay những lời khuyên chỉ đưa ra những thông tin mà không đưa ra ý kiến chủ quan là những câu trả lời thuyết phục nhất.
Ví dụ:
A: Đường bên này có tới được cái chỗ trường đấy không?
B: Tới thì tới được nhưng mà đường rất hẹp không nên đi đâu
Không nên đi đâu là lời khuyên mang ý chủ quan của người trả lời. Không đưa ý kiến chủ quan, chỉ đưa thông tin thì câu trả lời sẽ là:
A: Đường bên này có tới được cái chỗ trường đấy không?
B: Đường đấy tới thì tới được, nhưng mà đường hẹp nên vừa tháng trước có vụ tai nạn lao xuống vực, đường xa hơn rộng hơn thì đi hướng kia kìa.
Câu trả lời thứ hai đưa ra những thông tin cụ thể hơn và không có ý kiến chủ quan nhưng có sức thuyết phục hơn hẳn câu thứ nhất.
Trong cuộc hội thoại luôn phải lưu ý rằng chúng ta ngang hàng với người hỏi, vậy nên cố gắng đừng đưa ra lời khuyên chủ quan mà hãy đưa ra những thông tin khách quan nhất có thể.

4. BÀI TẬP THỨ MƯỜI MỘT: HÃY CÓ HỨNG THÚ VỚI CÂU CHUYỆN CỦA ĐỐI PHƯƠNG

Với một nhà tâm lý học, một ngày họ phải nghe câu chuyện từ rất nhiều người nhưng họ có thể cảm thấy hứng thú với tất cả những câu chuyện đó. Lý do là họ có nhiều cách nhìn khác nhau xung quanh câu chuyện. Không chỉ là đơn giản nội dung của câu chuyện, bằng cách nhìn khác họ có thể nhìn thấy cái điều thú vị ngoài câu chuyện. Ví dụ như quan điểm về một vấn đề nào đó có thể khác nhau hoàn toàn, thì họ có thể nhìn vào điểm khác nhau đó và liên hệ với môi trường sống hay nghề nghiệp của người đó. Khi khách hàng của họ nói rằng anh ta rất thích đọc một cuốn tiểu thuyết hay một bộ phim nào đó, họ sẽ cố gắng dành thời gian để đọc, xem bộ phim đó. Nắm được nội dung rồi họ sẽ biết những yếu tố đó ảnh hưởng tới anh ta như thế nào.
Khi con mải chơi game, bố mẹ rất phiền lòng và giải thích với con rằng chơi game không tốt, tốt nhất lên đi đọc sách hoặc học bài thì hơn. Tuy nhiên bố mẹ lại không hiểu được rằng, đối với đứa bé chơi game hấp dẫn đến như thế nào, nên khó mà thuyết phục được dưới lập trường của con. Cũng như vậy để nói chuyện với một đứa bé về vấn đề chơi game thì hãy thử nghiệm chơi game một lần xem sao. Nếu không trải nghiệm được điều đó thì giống như mình nói chuyện với đứa bé đó hoàn toàn bằng suy nghĩ chủ quan của mình.
Lắng nghe
Ảnh từ unsplash.com
Thêm một bí quyết nhỏ để có hứng thú với câu chuyện, đó là chuẩn bị trước tâm trạng (mood) khi lắng nghe khi nhận biết dấu hiệu về nội dung câu chuyện trong cuộc hội thoại. Ví dụ khi đoán ra người ta chuẩn bị than thở, mình sẽ chuyển sang tâm trạng chuẩn bị lắng nghe người đó than thở thay vì chán nản…lại sắp than thở đây. Khi nghe người ta tâm sự, chỉ bảo, hay tự mãn một điều gì đó cũng chuẩn bị trước tâm trạng như vậy. Chuẩn bị tâm lý để đón nhận những điều sẽ xảy ra sắp tới thì mình sẽ không còn cảm thấy mệt mỏi khi người ta bắt đầu câu chuyện đó.

5. BÀI TẬP THỨ MƯỜI HAI : THỂ HIỆN THÁI ĐỘ MONG MUỐN ĐƯỢC CHỈ DẠY HƠN LÀ MUỐN DẠY DỖ NGƯỜI KHÁC

Người ta có cả bản năng muốn học và muốn dạy dỗ nhưng bản năng muốn dạy dỗ người khác là mạnh hơn cả. Bản năng muốn học thì lại lựa chọn cái để học, cái mình muốn học thì học, cái mình không muốn học thì lại không muốn lắng nghe. Cái nào muốn học hay không thì lại không quyết định được bằng lý trí mà lại do trái tim lựa chọn. Những điều do lý trí quyết định có thể được thể hiện bằng ngôn từ, nhưng những từ do trái tim quyết định thì khó diễn tả thành lời mà chỉ có chính người đó mới có thể cảm nhận được thôi.
Có những người đi khám nói với bác sĩ rằng tôi bị đau chỗ này, sau khi khám thì bác sĩ kết luận không có gì bất thường. Cũng có trường hợp không có gì bất thường thật, chỉ do bệnh nhân tự ảo giác, cũng có trường hợp bị bệnh nặng mà bác sĩ không tìm ra nguyên nhân. Nhưng dù là ảo giác hay là bị bệnh nặng thì cái nỗi đau kia của người bệnh cũng cần phải có nguyên nhân của nó. Nguyên nhân đó nếu không được biết để điều trị thì nó sẽ không kết thúc sẽ không kết thúc, hoặc kết thúc nhưng rồi sẽ bị lại.
Có câu chuyện một người nhân kia đến gặp bác sĩ khoa thần kinh và nói với bác sĩ: lúc nào tôi cũng nghe thấy tiếng nói xung quanh: “Mày phải chết, mày phải chết!” Âm thanh ấy cứ phát ra liên tục. Bác sĩ kết luận anh bị thần kinh phân liệt và đưa ra phác đồ điều trị. Tất nhiên đây là cách làm đúng của một bác sĩ khoa thần kinh. Nhưng làm như vậy sẽ không hiểu được nguyên nhân của bệnh, tại sao anh bị ảo tưởng như vậy, tại sao trong bao nhiêu triệu chứng ảo tưởng anh lại bị ảo thính(ảo giác âm thanh), mà lại là những ngôn từ đáng sợ như thế? Sau đó anh đến gặp bác sĩ tâm lý, bác sĩ tin rằng anh đã nghe những âm thanh như vậy, nhưng anh thì lại không hiểu tại sao mọi người không nghe thấy những gì mà anh đang nghe.
Bác sĩ dùng ngón tay có dịp vào bàn gõ nhịp vào bạn.
– Những gì anh đang nghe có liên tục giống như âm thanh này không?
– Không giống lắm nhưng nó cũng liên tục như thế
– Tôi thì đang bị ù tai, cái tiếng ù ù  quanh tai không dứt, anh có nghe thấy không?
– Tôi không nghe thấy
– Tôi thì nghe thấy rõ lắm
– Thế tiếng này thì anh có nghe thấy không(bác sĩ lại gõ ngón tay vào bàn)
– Có, tôi nghe rõ lắm
Cứ như vậy bác sĩ làm cho anh hiểu rằng có những âm thanh anh có thể nghe được mà người khác không nghe được. Khi anh đã mở lòng vì có người tin tưởng mình và muốn được mình chỉ cho âm thanh đấy như thế nào thì bác sĩ tiếp tục nói chuyện để điều tra nguyên nhân căn bệnh của anh.
Tất nhiên phương pháp điều trị cũng tâm lý không phải là tất cả, cần phải kết hợp với thuốc và điều trị đặc biệt với khoa thần kinh nhưng nó giúp cho người ta hiểu được nguyên nhân của căn bệnh và sẽ ngăn ngừa tái phát.
Cảm giác và trái tim của một người, chỉ người đó hiểu mà thôi. Hãy để cho người đó dạy cho mình biết bằng thái độ mong muốn được chỉ bảo trong câu chuyện.
Thái độ mong muốn được chỉ bảo này sẽ rất có ích khi làm việc tại một công ty Nhật. Người Nhật được nhận một môi trường giáo dục rất tốt, dù là ở trường học, công ty, hay đi làm thêm…nội dung bài học, công việc được hướng dẫn giải thích rất bài bản dễ hiểu nên họ biết cách trình bày tốt hơn khi cần phải dạy cho người khác. Tuy nhiên người Nhật thường khiêm nhường ít khi dạy bảo người khác nên nếu thể hiện được thái độ muốn được chỉ dạy chân thành để được chỉ bảo trong công việc thì rất may mắn.

BÀI TẬP THỨ MƯỜI HAI: LẮNG NGHE THẬT LÒNG

Trong tiếng Nhật từ nghe(聞く) và từ lắng nghe(聴く) được viết bằng hai chữ hán tự khác nhau nhưng đọc giống nhau. Chữ nghe(聞) được viết bằng bộ môn(門) với chữ nhĩ(耳) ở giữa với nghĩa là cả hai tai mở rộng ra như cánh hai cánh cửa. Chữ lắng nghe từ viết bằng chữ nhĩ(耳) bên trái và bên phải là thập mục tâm(十目心). Có nghĩa là lắng nghe bằng mười con mắt và một trái tim. Khi lắng nghe, vừa quan sát và vừa dùng trái tim của mình để đón nhận những nội dung người ta đang nói. Khi muốn nói tới việc lắng nghe thật lòng thì họ dùng chữ lắng nghe với tai, mắt và trái tim này.
Lắng nghe thì là như vậy nhưng thật lòng có nghĩa là gì? Điều này chúng ta có thể học từ trẻ em. Trẻ em ngay từ lúc rất bé đã phân biệt được một người phụ nữ đứng tuổi và một người phụ nữ trẻ trẻ hơn. Khi nhìn một người phụ nữ trẻ em sẽ biết gọi là bà hay là cô tuỳ vào ngoại hình của người đó. Không có những tiêu chuẩn rõ ràng về trang phục tóc hay khuôn mặt mà nó là cảm nhận tổng thể của đứa bé.
Nếu chúng ta được đề nghị đoán xem người phụ nữ đó bao nhiêu tuổi có thể chúng ta sẽ dùng nhiều tiêu chuẩn để phán đoán, hoặc cũng có thể dùng phép lịch sự để nói tuổi người phụ nữ đó trẻ hơn với suy nghĩ của chúng ta. Đó là sự không thật lòng, đôi lúc nó cũng cần thiết cho phép lịch sự người khác nhưng lắng nghe thì cần phải thật lòng.
Chẳng hạn như đồng nghiệp của bạn tới nói với bạn: Trưởng phòng mới tính tình khó chịu nhỉ? Bạn sẽ trả lời ra sao nếu như bạn không nghĩ như vậy? Nếu bạn chỉ đồng tình thì có khi người đó cũng tưởng nhầm rằng bạn cũng sẽ nghĩ như thế. Và cũng có thể tin đồn bạn không ưa trưởng phòng mới sẽ được loan ra. Thay vì đưa ra cảm xúc của mình bạn hãy tập trung lắng nghe người đó thật lòng bằng cách hỏi lại: Vậy à có chuyện gì vậy? Người đó sẽ kể cho bạn nghe câu chuyện người đó mới gặp và giải tỏa những bức xúc của người đó. Bạn không cần đồng tình, hãy xoay trục câu chuyện về phía người đó bằng câu hỏi và chỉ cần lắng nghe mà thôi.
Với con cái cũng như vậy, khi con lớn dần lên là lúc chúng ta khó có cơ hội để được lắng nghe con. Nếu một ngày con về nhà và nói: “Trường này nhiều ông thầy khó chịu thật!” Thì đây chính là cơ hội để bạn lắng nghe con. Đừng ngay lập tức mắng con là không được nói thầy cô giáo như vậy, hãy nhìn nhận đây là suy nghĩ của con và tỏ thái độ lắng nghe để con nói cho mình nhiều hơn. Cũng đừng thuyết giáo rằng thầy cô đã làm cái này làm cái kia cho con, con không thấy như thế sao? Bạn làm như vậy thì sẽ không có lần thứ hai con tâm sự với bạn đâu.
Phân biệt rõ ràng ý kiến của người ta, ý kiến của mình, đây chính là biết mình khác người, biết người khác mình để lắng nghe một cách chân thành thật lòng hơn.
Tags: học cách lắng nghekỹ năngkỹ năng giao tiếplắng nghe

Related Posts

CÁC LOẠI MỸ PHẨM GIÁ RẺ CHẤT LƯỢNG CAO TẠI NHẬT

CÁC LOẠI MỸ PHẨM GIÁ RẺ CHẤT LƯỢNG CAO TẠI NHẬT

11 Tháng Tư, 2021
CHỈ VẬY LÀ ĐỦ

CHỈ VẬY LÀ ĐỦ

11 Tháng Tư, 2021
Next Post
A WOMAN TO WATCH- NHỮNG CHIA SẺ TỪ DOANH NHÂN KATSUMA KAZUO

A WOMAN TO WATCH- NHỮNG CHIA SẺ TỪ DOANH NHÂN KATSUMA KAZUO

MỘT QUẢ NHO

MỘT QUẢ NHO

Honami Suibo

NGƯỜI MẸ NĂM CON VÀ GIẤC MƠ HARVARD

Comments 6

  1. An Khôi says:
    2 năm ago

    cảm ơn những bài viết của bạn!:)

    Trả lời
    • herjournals says:
      2 năm ago

      Cám ơn bạn đã đọc bài viết của mình!

      Trả lời
  2. Chúc Duy says:
    2 năm ago

    Cảm ơn bài viết của chị ạ

    Trả lời
  3. Minh Nguyệt says:
    2 năm ago

    Cảm ơn bài viết rất ý nghĩa của chị.
    Chúc chị và gia đình có nhiều sức khỏe, hạnh phúc.
    Mong sẽ được đọc thêm nhiều bài viết nữa của chị.

    Trả lời
  4. Quynh lily says:
    2 năm ago

    E chỉ thắc mắc , tại sao có bài học thứ 7 , thứ 9 mà không có bài học thứ 8 c ui . ( e cày blog và youtube của c 4 ngày rồi, cứ rảnh là vào đọc ). Cảm ơn c về những bài viết bổ ích, c làm nhiều video hơn nhé.

    Trả lời
    • herjournals says:
      2 năm ago

      Chị đọc sách thấy phần nào hay chị lọc ra tóm tắt em ạ. Bài này ít người quan tâm quá nên chị chưa viết nốt phần cuối:D Cám ơn em nhiều quá!

      Trả lời

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

(C) 2019 HerJournals - All Rights Reserved.

No Result
View All Result
  • Tidying up
  • Time
  • Money
  • Health & Mind
  • Eco friendly
  • Productivity
  • Mini post
  • Her list

(C) 2019 HerJournals - All Rights Reserved.

Login to your account below

Forgotten Password?

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In